Tránh Suy Dinh Dưỡng Ở Bệnh Nhân Ung Thư 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0972.00.55.66

  • 23-07-2015 08:52:59
Mệt mỏi, chán ăn là tình trạng rất hay gặp ở những bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị. Những cách ăn uống sau đây sẽ giúp bệnh nhân ung thư tăng cường sức khỏe và tránh suy dinh dưỡng.

Chán ăn hoặc ăn không ngon miệng là vấn đề thường gặp ở những người ung thư. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến họ bị suy dinh dưỡng. Biếng ăn và suy kiệt thường xuất hiện cùng nhau. Suy kiệt là hội chứng suy mòn gây ra mệt mỏi và mất trọng lượng, giảm mỡ và cơ bắp.

Để giúp người bệnh tăng cân và hấp thụ tối đa lượng chất dinh dưỡng từ thực phẩm, điều quan trọng nhất là tăng tổng năng lượng từ thực phẩm giàu cacbon và protein. Cacbon cung cấp năng lượng cho cơ thể và trí não trong khi protein cung cấp các chất cho sự tăng trưởng và sửa chữa các mô.

Cụ thể, các loại thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, thịt gà, trứng, sữa, pho mát, sữa chua, các loại đậu, các loại hạt. Bệnh nhân được khuyến khích ăn chay, thay thế thịt bằng các thực phẩm như đậu phụ hoặc protein bổ sung như Propass, Beneprotein.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bổ sung những thực phẩm giàu năng lượng như chế phẩm sữa nguyên kem, bơ, bơ thực vật, salad, dầu ăn, nước giải khát, thuốc bổ, chocolate, kẹo.

Sử dụng Cao Hồng Sâm Hàn Quốc cũng là một cách giúp tăng cường sức khỏe cho bênh nhân ung thư. Với các thành phần ginsenosides có trong Cao Hồng Sâm như Rg3, Rh2 có tác dụng khống chế, ngăn chặn sự phát triển và sự biến đổi của tế bào ung thư. Ngoài ra các ginsenosides có công hiệu trong việc tăng cường hệ miễn dịch nâng cao khả năng chống khối u của cơ thể. Cao Hồng Sâm có thể giúp nâng cao thể trạng người bệnh, tạo hồng cầu, giúp tăng cảm giác thèm ăn, làm giảm bớt những tác dụng phụ hay các triệu chứng mệt mỏi do điều trị bằng hóa chất hay xạ trị gây ra…

Cách ăn uống để tăng trọng lượng

- Nên ăn thường xuyên và ăn vặt thay vì chỉ có bữa chính. Hệ tiêu hóa sẽ làm việc dễ dàng hơn khi bạn có 6 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa ăn 'hậu hĩnh' mỗi ngày.

- Uống nhiều nước giữa các bữa ăn. Tăng cường nước uống cung cấp năng lượng như sữa, sữa đậu nành, nước trái cây, nước mạch nha.

- Trữ thực phẩm yêu thích trong tủ hoặc tủ lạnh để khi cần ăn là có ngay.

- Chuẩn bị sẵn đồ đóng hộp cho những lúc bạn không sẵn sàng nấu ăn. Đó có thể là súp đóng hộp, thức ăn đông lạnh, mì, bánh quy.

- Chuẩn bị sẵn các thức uống dinh dưỡng, nhỏ gọn và thuận tiện với bạn như sữa, sữa đậu nành, thực phẩm dạng lỏng, nước trái cây.

- Lên kế hoạch cho thức ăn hàng ngày để thực phẩm luôn sẵn sàng khi bạn cần.

 

- Lập một bảng theo dõi những thay đổi trọng lượng của cơ thể.

Bài liên quan