Chế Độ Ăn Uống Cho Người Bệnh Sau Phẫu Thuật 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0972.00.55.66

  • 29-08-2015 09:11:10
Bệnh nhân sau phẫu thuật nếu không được chăm sóc sức khỏe đúng cách và chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến những biến chứng cho vết mổ như lâu lành, nhiễm trùng, bung vết mổ…Vậy bệnh nhân sau phẫu thuật cần có chế độ ăn uống như thế nào?

Ăn nhiều chất đạm, đủ chất béo

Chất đạm: Chất đạm rất quan trọng đối với bệnh nhân sau phẫu thuật vì nó giúp cung cấp dưỡng chất giúp vết thương mau lành hơn. Vì vậy, người bệnh nên ăn nhiều các loại thịt nạc như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng gà vịt, chim cút. Hải sản bao gồm cá, tôm, cua…vì chúng có chứa nhiều chất đạm tốt.

Còn nếu bệnh nhân gặp gặp khó khăn trong việc ăn uống thì phải xem xét bổ sung chất đạm bằng truyền đạm, uống viên thuốc đạm. Tuy nhiên nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Chất béo: chất béo cũng rất tốt cho người bệnh tuy nhiên bạn chỉ nên ăn chất béo trong cá hay thủy hải sản thôi còn nên hạn chế ăn chất béo từ động vật như lợn, chó, gà, vịt... Tránh ăn nước béo trong nước dùng phở, bún; tránh ăn da gà, vịt.

Vitamin và khoáng chất

Trái cây và rau quả tươi chứa cả chất dinh dưỡng và chất xơ, rất cần thiết đểtăng cường sức khỏe và làm lành vết thương. Vì vậy, người bệnh nên ăn rau xanh và hoa quả tươi mỗi ngày. Và nếu, bạn có thể gặp một số vấn đề về tiêu hóa do ăn quá nhiều trái cây và rau quả thì hãy giảm chúng lại, đồng thời sử dụng thêm thuốc giảm khí.

Vitamin C là một chất chống ôxy hóa, giúp nhanh lành vết mổ và nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Những thực phẩm giàu vitamin C là cam, bưởi, chanh, rau ngót, dâu tây, kiwi, rau xanh các loại. Beta-caroten là chất có ở thức ăn, mà cơ thể sẽ biến thành vitamin A, rất quan trọng cho việc hình thành mô sẹo, làm nhanh lành vết thương. Các thực phẩm chứa nhiều beta-caroten mà bệnh nhân nên ăn là cà rốt, đu đủ, gấc, khoai lang, bí đỏ...

Cần ăn đủ chất đường và nhiều chất xơ

Người bệnh nên bổ sung chất đường từ các loại ngũ cốc, chế biến thông thường như cơm, cháo, xôi, chè đậu đen, đậu xanh, bánh mì... Hạn chế tối đa ăn đường kính, bánh kẹo ngọt vì dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn vết mổ.

Thực phẩm chứa chất xơ rất cần thiết cho bệnh nhân sau môt vì chúng giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, một biến chứng thường gặp sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật ổ bụng. Thức ăn chứa nhiều chất xơ là: bánh mì nâu và bánh mì đen làm từ ngũ cốc. Bánh mì trắng thường được tinh chế kỹ quá nên không cung cấp nhiều chất xơ.

Bổ sung thêm cao hồng sâm

Cao hồng sâm là sản phẩm được tinh chế từ nhân sâm, nhưng có nhiều tác dụng tốt hơn và phù hợp với nhiều người hơn nhân sâm. Cao hồng sâm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau có tác dụng trong việc nâng cao thể trạng cho người bệnh giúp các vết thương mau lành. Ngoài ra vấn đề chán ăn, ăn không ngon miệng rất hay thường gặp ở người bệnh, sử dụng cao hồng sâm sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa giúp ăn ngon miệng và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Sau phẫu thuật nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm được dị hoá chất đạm (tránh teo cơ, mau hồi phục vết thương), kiểm soát được nhiễm trùng sau mổ, giảm kích ứng sau phẫu thuật, tăng sức đề kháng cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không muốn ăn hay gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống thì người thân không nên ép mà nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ra để giúp cơ thể dung nạp được.

Nhằm đánh giá tác động của chế độ dinh dưỡng trong quá trình phẫu thuật, để xem có phải thay đổi ăn uống gì không, bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ và ghi nhận các thông tin như khả năng dung nạp với bữa ăn (đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…), cân nặng; các dấu hiệu khác như vẻ mặt, sức cơ, mức độ lành vết mổ, lượng nước tiểu, tính chất phân… Ngoài ra cũng cần thực hiện ion đồ máu, kiểm tra đường huyết, lipit máu…

 

 

Bài liên quan