Tại sao điều trị đột quỵ bằng An cung ngưu hoàng hoàn? 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0972.00.55.66

  • 03-06-2013 09:28:04
Gần đây, tình trạng bệnh nhân đột quỵ xảy ra ngày càng gia tăng, những người có tiền sử bệnh tim mạch đều mua sẵn An cung ngưu hoàng hoàn để dùng. Tuy nhiên, An cung ngưu hoàng hoàn có điều trị tốt cho bệnh nhân đột quỵ không?

Theo Bác sĩ Lê Thúy Tươi, thì  An cung ngưu hoàng là bài thuốc xuất xứ từ Trung quốc. Trong đó thành phần gồm có ngưu hoàng 1 lạng, uất kim 1 lạng, tê giác 1 lạng, hoàng cầm 1 lạng, hoàng liên 1 lạng, hùng hoàng 1 lạng, sơn chi 1 lạng, chu sa 1 lạng, mai phiến 2 tiền 5 phân, xạ hương 2 tiền 5 phân, trân châu 5 tiền. Tất cả tán bột thật mịn, dùng mật làm hoàn, mỗi hoàn 1 tiền, lấy vàng lá làm áo, bao sáp. Hiện nay vì tê giác rất hiếm nên được thay bằng thủy ngưu giác (sừng trâu nước).

Theo truyền thuyết, ngưu hoàng là một loại sỏi kết thành trong mật một con bò cái bị ốm. Khi bị đau liên miên vì viên sỏi, con bò trở nên gầy mòn, ăn ít cỏ và cần uống nhiều nước. Nó yếu đến nỗi không đi nổi và mắt chuyển sang màu đỏ. Cuối cùng con bò chết. Một lần tình cờ Biển Thước, danh y của Trung Hoa, dùng ngưu hoàng cấp cứu cho một trường hợp đột quỵ (thay vì dùng thạch môn thạch) và thành công mỹ mãn.  Biển Thước cho rằng "do ngưu hoàng được ngâm trong túi mật con bò một thời gian dài, vì vậy tính hàn của nó có thể thấu tới tim và gan của người bệnh. Nó có thể lọc tim, thông các mạch, điều hòa gan và chữa liệt”. Ngưu hoàng nổi tiếng là vì vậy. Vị thuốc này thường được tính theo giá cuộc đời một con bò, vì thế rất đắt.

Xạ hương chính là bộ phận dùng chủ yếu của con cầy hương đực. Dược liệu chứa chất thơm là muskon, chất nhựa, chất béo, chất nhầy, protein, cholesterin, calci và muối kali. Đó là một nguyên liệu quý để chế hương liệu sản xuất nước hoa, xà phòng thơm. Trong y học cổ truyền, xạ hương có vị cay, tính ấm, mùi thơm mạnh, có tác dụng khai khiếu, trấn tâm, chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh, chữa trúng phong, mê sảng, co giật, mụn nhọt lở loét, thủy thũng, thấp nhiệt, nội thương tích tụ.

Sừng tê giác, theo y học cổ truyền, sừng tê giác có vị đắng, mặn, tính lạnh, không độc vào ba kinh tâm, can, vị thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, an thần giảm đau, được sử dụng trong gần 70 bài thuốc cổ, dùng để trị các chứng viêm nhiệt; các trường hợp sốt cao, vật vã, mê sảng, co giật, phát cuồng, cầm máu... Tuy nhiên hiện nay đào đâu ra sừng tê giác nên các nhà bào chế sử dụng sừng trâu nước thay thế, họ nói rằng tác dụng cũng vậy.

Theo BS.Th.S Hoàng Khánh Toàn, "ngưu hoàng, tê giác và xạ hương có công dụng thanh tâm tả hỏa giải độc, dục đàm khai khiếu, tức phong định kính, là quân dược; hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi thanh nhiệt tả hỏa giải độc; uất kim tán tà hỏa; mai phiến phương hương khứ uế, thông khai bế; chu sa, trân châu và vàng lá trấn tâm an thần; mật ong hòa vị điều trung".

Các bác sỹ tại Bệnh viện Quân y 103 đã thử nghiệm lâm sàng ở hơn 80 người bệnh bị đột quỵ não, trong đó một nửa bệnh nhân được điều trị theo phác đồ điều trị y học hiện đại của WHO (nhóm đối chứng) và một nửa kết hợp điều trị theo phác đồ điều trị hiện đại và sử dụng thêm thuốc An cung ngưu hoàng hoàn của nhà thuốc Đồng Nhân Đường Bắc Kinh với liều lượng 5 viên 3g trong 5 ngày. Kết quả cho thấy:

Mức độ phục hồi ý thức: Cả 2 nhóm ý thức đều cải thiện sau điều trị nhưng nhóm sử dụng ACNHH ý thức trở về mức bình thường 100%.

Điều trị liệt tay: Cả 2 nhóm đều có cải thiện độ liệt tay nhưng ở nhóm nghiên cứu BN hết liệt cao hơn nhóm chứng, đồng thời giảm liệt nặng độ 4 và 5 cũng  nhiều hơn nhóm chứng .

Điều trị liệt chân: Kết quả hết liệt chân ở nhóm nghiên cứu chiếm 36,58%, trong đó nhóm chứng  chỉ  có 4,87%.

Mức độ hồi phục chung: điểm trung bình trước điều trị của nhóm được kết hợp thuốc ACNHH là 7,54 ± 3,62; sau điều trị là 3,2 ± 2,58 (p < 0,001), so sánh kết quả điều trị với nhóm chứng, sự phục hồi rõ rệt hơn (p< 0,05).

Bài liên quan