- Liên hệ với trung tâm cấp cứu hoặc bệnh viện gần nhất, nơi có trang bị phương tiện điều trị tai biến mạch máu não.
- Trấn an bệnh nhân.
- Theo dõi thường xuyên tri giác và tình trạng liệt của bệnh nhân.
Đa số bệnh nhân và gia đình không nhận biết được cơn đột quỵ đang xảy ra, hoặc không biết là cần cấp cứu ngay khi bệnh khởi phát. Do đó, họ mất nhiều thời gian cho những phương pháp dân gian như cạo gió, cắt lể... Những việc này chẳng những không có tác dụng gì mà còn làm giảm cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân.
Khả năng điều trị tai biến mạch máu não rất hạn chế, khó khăn và tốn kém. Các thuốc làm tan cục máu đông có thể khắc phục tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở tim và ở não khi cơn đột quỵ mới xuất hiện nhưng giá lại rất đắt (gần 20 triệu đồng /mũi). Bệnh nhân dùng thuốc này phải được theo dõi bằng các kỹ thuật hiện đại và tốn kém như chụp SPECT hoặc MRI có tiêm thuốc cản quang.
Vì vậy, đối với đột quỵ, cách nhất là phòng ngừa và tránh tái phát bằng các phương pháp sau:
- Ngừng hút thuốc lá, vì thuốc lá là nguy cơ chính của bệnh mạch máu não. Người hút thuốc lá nhiều có thể bị đột quỵ dù chỉ ở tuổi trung niên.
- Điều trị tốt bệnh huyết áp cao (nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não).
- Phòng và điều trị tiểu đường (yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não).
- Khắc phục tình trạng tăng cholesterol máu cùng với triglyceride máu.
- Phòng và trị bệnh đa hồng cầu (có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não).