Nguy cơ mắc bệnh loãng xương của phụ nữ công sở 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0972.00.55.66

  • 07-06-2013 05:53:44
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về bệnh loãng xương, phụ nữ có nghề nghiệp làm ở văn phòng, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ít vận động nen nguy cơ bị mắc bệnh loãng xương là rất cao. Hiện nay, phụ nữ trên 50 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh loãng xương là 1/3, tỉ lệ này với nam giới là 1/10.


Bệnh loãng xương thường diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng khiến xương dần giòn, yếu. Người bệnh đau đớn, có thể tử vong do gãy xương hoặc giảm tuổi thọ.

Ở độ tuổi 25, nồng độ xương của con người sẽ đạt đỉnh, tình trạng này sẽ duy trì được 10 năm. Sau đó, từ tuổi 35 trở đi, mật độ xương suy giảm (xương mất dần), tình trạng này sẽ tăng tốc theo thời gian. Như vậy, những người từ 35 tuổi đến 50 tuổi là nhóm có nguy cơ cao bị loãng xương. Nếu không được phòng ngừa sớm, từ tuổi 55 trở đi, họ sẽ bị loãng xương và nhanh chóng biến chuyển sang gãy xương.

 

Nguy hiểm của loãng xương là gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ. Một thống kê cho thấy: từ 50 tuổi trở lên 50% nữ và 20% nam bị gãy xương do loãng xương. Loãng xương là nguyên nhân gãy xương hàng đầu ở người cao tuổi. Gãy xương thường xảy ra ở cổ xương đùi, cột sống và cổ tay nhưng cũng có thể xảy ra ở xương chậu, cánh tay và cổ chân. Hậu quả gãy xương do loãng xương rất nặng nề: đau kéo dài, nằm liệt giường, tật nguyền lâu ngày dẫn đến mất khả năng tự chăm sóc và giảm chất lượng cuộc sống. 20% trường hợp gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu, 40% mất khả năng đi lại, 60% cần sự trợ giúp của y tá chăm sóc tại nhà. 15% người gãy xương sống chết sau 5 năm.

Sau gãy xương do loãng xương, chi phí chữa bệnh tăng nhiều lần vì họ vừa chữa biến chứng của loãng xương và vừa chữa chính loãng xương. Độc giả có thể truy cập tại đây để hiểu rõ hơn các thông tin về bệnh loãng xương và đặt câu hỏi với chuyên gia.

Bổ sung Calci và Vitamin D3 đầy đủ và đúng cách được cho là giải pháp then chốt giúp phòng ngừa bệnh loãng xương. Một người phụ nữ trưởng thành cần 1.000-1.200 mg Calci và 400 IU Vitamin D3 (Theo Viện Y khoa - IOM). Nhưng một bữa ăn dinh dưỡng bình thường chỉ đáp ứng khoảng 400 mg Calci và không có Vitamin D3. Việc bổ sung 2 chất này cần lựa chọn sáng suốt nếu không sẽ không có hiệu quả cao, thậm chí còn gây hại. Dễ hấp thụ là một trong những tiêu chí quan trọng đáng quan tâm, điều này đánh giá mức độ hiệu quả trên một lần bổ sung đồng thời giúp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, nhờ đó mà việc phòng ngừa và điều trị loãng xương trở nên hiệu quả hơn.


Bổ sung Calci và Vitamin D3 cần phải làm thường xuyên lâu dài do đó sản phẩm được chọn phải đảm bảo các tiêu chí như tiện lợi khi sử dụng, vị dễ uống và giá phù hợp. Đối với những công chức văn phòng, kinh doanh, bán hàng..., với quỹ thời gian hạn hẹp và phải làm việc tại công ty thì nên việc sử dụng sản phẩm cần tiện dụng, không mất nhiều thời gian và không phụ thuộc vào không gian sử dụng. Vị dễ uống cũng là một tiêu chí quan trọng, nếu quá khó uống, bạn sẽ rất dễ bỏ giữa chừng. Ngoài ra, một sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý sẽ dễ dàng chấp nhận hơn khi sử dụng lâu dài. Người ăn kiêng, người có chế độ giảm cân và người tiểu đường thì không thể bổ sung Calci bằng cách thông thường, mà nên dùng sản phẩm không chứa đường Saccarose đáp ứng nhu cầu phòng ngừa loãng xương.  Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bổ xương khớp khá được ưa chuộng có bán trên thị trường hiện nay tại đây: Thuốc bổ khớp

Bài liên quan