15 nguyên nhân gây rụng tóc 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0972.00.55.66

  • 07-06-2013 05:49:01
Rụng tóc xảy ra với bất kỳ ai, phụ nữ hay nam giới không kể già hay trẻ, thay vì nỗi lo muộn phiền vì rụng tóc bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên để tìm cách cải thiện.

Các nguyên nhân gây rụng tóc bao gồm:

1. Nguồn nước không sạch:

Nước bị ô nhiễm, bị phèn là một trong các nguyên nhân gây rụng tóc. Do nguồn nước, nên dù bạn có thay đổi đủ loại dầu gội tóc vẫn rụng, cách tốt nhất là lắp thêm các thiết bị xử lý giúp nguồn nước sinh hoạt không bị ô nhiễm, hoặc có thể lắng vôi, lắng cát để nước “sạch hơn”.

 

2. Chế độ ăn uống mất cân bằng:

Chế độ ăn uống cân bằng là nền tảng để tóc khỏe. Bạn cần ăn uống đủ chất, có chế độ hồi phục cho tóc với đầy đủ các vitamin và khoáng chất để giúp cho cấu tạo lớp sừng của tóc… Nên thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mỗi ngày bằng cách cân bằng lượng thực phẩm để cơ thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

3. Rụng tóc do ít gội đầu hoặc gội quá nhiều:

Ô nhiễm môi trường, nắng gió bụi và nóng làm mồ hôi tiết ra nhiều. Với thói quen 2 hoặc 3 ngày gội đầu một lần theo những chỉ dẫn lý thuyết sẽ trở nên không phù hợp, tóc dễ rụng vì da đầu bị bưng bít, không thở, mồ hôi nhiều làm chân tóc mềm dễ rụng hơn. Nhưng nếu gội quá thường xuyên, da đầu và tóc không được cân bằng độ ẩm, bị tẩy rửa quá mạnh, cũng làm tóc dễ giòn, rụng. Hãy gội đầu ngay khi bạn cảm thấy tóc “không sạch”.

4. Rụng tóc do cơ thể đang yếu:

Thường thì mỗi ngày tóc có thể rụng đến 100 sợi và tóc khác mọc lại. Khi mang thai do thay đổi nội tiết tố tóc có thể rụng nhiều hơn. Sau một trận đau ốm nặng, cơ thể bị yếu tóc cũng dễ gãy, rụng. Khi đó cần dùng thêm các sản phẩm kích thích da đầu chống rụng tóc.

5. Rụng tóc do rối loạn tâm lý, căng thẳng:

Ban đêm là giai đoạn nghỉ ngơi, phục hồi của cơ thể và trí não. Khi bạn mất ngủ vì stress, căng thẳng não không được nghỉ ngơi, các tế bào không được phục hồi sẽ gây tác hại đến các tế bào gây rũng tóc. Khi bị mất ngủ, bạn nên dùng thuốc giảm căng thẳng hoặc tập luyện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày giúp cơ thể mạnh khỏe, tóc cũng đẹp hơn.

6. Rụng tóc do lạm dụng hóa mỹ phẩm:

Các loại thuốc uốn, duỗi, nhuộm hoặc sấy hơi nóng thường xuyên làm tóc khô, giòn, xơ và dễ gãy, rụng. Cách tốt nhất chăm sóc tóc với mỹ phẩm có chọn lọc, không lạm dụng các tác động làm đẹp tóc từ bên ngoài theo bất cứ lời khuyên nào.

7. Rụng tóc do thiếu kiên nhẫn:

Bạn gội đầu và chăm sóc tóc với đủ các hoá chất. Nhưng vì khôngcó thời gian hoặc do bận rộn bạn chỉ kịp xả qua loa lớp dầu gội, dầu xả trong nước mà quên rằng chỉ cần một chút chất thơm, chất tẩy còn sót lại trên da đầu cũng có thể làm tóc rụng. Trường hợp này khắc phục rất dễ dàng với việc gội và xả thật nhiều nước.

8. Rụng tóc vì thuốc:

Do tác dụng xạ trị hoặc do bạn dùng một loại thuốc chữa bệnh nào đó hoặc tự ý uống thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm tóc rụng. Trường hợp này tóc vẫn có thể mọc lại, nhưng cần mát xa da đầu thường xuyên kích thích tóc mọc. Khi tóc con nhú lên cần chăm sóc tóc kỹ lưỡng.

9. Rụng tóc do dụng cụ làm đẹp:

Có thể bạn rất bất ngờ khi biết rằng chiếc dây nơ, hoặc chiếc cột tóc bạn đang thích gây rụng tóc vì sự siết bó quá chặt làm tóc bị căng kéo thường xuyên; dưới ảnh hưởng của nắng nóng mồ hôi ra nhiều nhưng da đầu không được thông thoáng, mà lúc nào cũng bị nón và băng đô bưng bít làm chân tóc bị yếu dần gây rụng tóc. Chỉ cần làm cho tóc và da đầu được “thở” trong không khí sạch là tóc sẽ phục hồi dần dần trở lại.

10. Rụng tóc do nấm:

Rụng tóc do nấm (chủng microsporum, trichophyton) khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em lứa tuổi học đường, lây từ người sang người do dùng chung lược, mũ hoặc lây từ súc vật (chó, mèo) sang người do ôm, bế. Biểu hiện là da đầu có đám mảng viêm đỏ, có vảy trắng, tóc bị phạt gãy, chân tóc còn lại cách da đầu từ vài mm đến 1-2 cm hoặc chỉ còn chấm đen, có khi chân tóc được bao bởi lớp vảy trắng như bị “nhúng trong bột”. Có thể xác định bằng soi nấm, cấy nấm, điều trị bằng bôi kem nizoral, uống ketoconazol.

11. Rụng tóc do tật nhổ tóc:

Rụng tóc do tật nhổ tóc hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Họ thường nhổ tóc vùng trán phía trước và hai bên thái dương làm tóc nham nhở không đều, chỗ mọc tốt xen kẽ chỗ thưa. Có khi bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, có cảm giác thúc giục không thể cưỡng lại và chỉ nhẹ nhõm sau khi nhổ tóc.

12. Rụng tóc do bị giang mai:

Người bị giang mai giai đoạn 2 (3 tháng sau khi nhiễm bệnh trở đi) cũng bị rụng tóc kiểu “rừng thưa”, tóc rụng nham nhở không đều hai bên thái dương như gián nhấm. Điều trị khỏi bệnh giang mai, tóc sẽ mọc lại.

13. Rụng tóc chuỗi hạt:

Bệnh rụng tóc chuỗi hạt (monilethrix) liên quan đến yếu tố di truyền, gặp cả ở nam và nữ, thường xuất hiện từ nhỏ hoặc tuổi thiếu niên. Thân tóc có đoạn co nhỏ lại, có đoạn dày phình to ra một cách đều đặn tạo thành các nút cục ở tóc, tóc bị gãy đứt đoạn. Da dầu, tóc thưa bị gãy, rụng trông như hói, da đầu phủ đầy tóc ngắn, dày sừng nang lông nên trông xù xì, thô ráp.

14. Rụng tóc do mất cân bằng hormone:

Các nguyên cứu mới đây nhất chỉ ra rằng: Có tới 80% các trường hợp rụng tóc, hói đầu liên quan đến việc mất cân bằng giữa DHT và Testosteron trong máu.

Rụng tóc do mất cân bằng hormone thường xảy ra bắt đầu vào tuổi dậy thì ở phái nam và giai đoạn sau sinh, thời kì tiền mãn kinh ở phái nữ.

Ở phái nam, tóc rụng từng đợt khoảng 3 – 4 tháng và được thay thế bằng sợi tóc mịn giống như lông. Đầu tiên, tóc rụng lõm nhỏ ở giữa vùng trán và thái dương; rồi rụng lan ra theo hình vòng xoáy, đến đỉnh đầu. Sau đó, tóc chỉ còn ở vùng thái dương và vùng chẩm.Ở giai đoạn chót, tóc còn rất ít, chỉ còn một băng hẹp, thưa, vòng quanh phía dưới, phía sau và hai bên đầu.

Ở phái nữ, giai đoạn sau sinh và độ tuổi tiền mãn kinh, sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể cũng làm mất cân bằng nồng độ DHT và Testosteron. Lúc đầu, tóc rụng ở đỉnh đầu và có hình ảnh giống như các đường rẽ chân tóc rộng ra. Sau đó bệnh lan ra phía trước đến cách chân tóc vùng trán khoảng 1 cm, cuối cùng là rụng tóc đến hết đỉnh đầu. Có thể kèm theo các dấu hiệu tăng lượng kích thích tố nam như nổi mụn, mọc lông nhiều, rối loạn kinh nguyệt, nam hóa…

DHT (dihydrotestosterone) là một loại hormon nội sinh, có hoạt tính cao gấp 5 lần hormon nam giới testosterone. Tại chân tóc, DHT liên kết với các thụ thể đặc biệt của tế bào nang tóc, khiến nang tóc nhỏ dần, biến mất. DHT còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tóc xuất hiện nhiều dầu và dễ rụng.

Nguyên nhân gốc rễ của chứng rụng tóc, hói đầu là do sự mất cân bằng nồng độ DHT và Testosteron chứ không chỉ đơn thuần do sự thiếu hụt các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc. Điều đó lý giải tại sao các sản phẩm trị rụng tóc trên thị trường hiện nay không thể đảm bảo tác dụng chữa trị với 100% các trường hợp bệnh nhân.

Bài liên quan