Những Phương Thuốc Chữa Bệnh Tiểu Đường Của Y Học Cổ Truyền 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0972.00.55.66

  • 14-07-2014 08:34:46
Đái tháo đường hay tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh phát triển thầm lặng, biểu hiện không rõ ràng, đến khi xuất hiện triệu chứng thì đã quá muộn. Theo sách Lão khoa Y học cổ truyền (chủ biên: PGS.TS Phạm Vũ Khánh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009) thì Đái tháo đường thuộc phạm vi chứng “tiêu khát”, bệnh có thể do một hay nhiều nguyên nhân gây ra.

Trong điều trị buộc người bệnh phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc, các phương thuốc Y học cổ truyền có tác dụng nhằm hạn chế tối đa tốc độ phát triển của bệnh và phòng ngừa biến chứng. Căn cứ theo thể bệnh mà có hướng điều trị khác nhau, sau đây là các bài thuốc chữa tiểu đường theo từng thể bệnh:

1. Thể vị âm hư, tân dịch khuy tổn

Triệu chứng: Miệng khô, họng táo, ăn nhiều, mau đói. Đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc trắng khô, mạch trầm huyền.

Pháp điều trị: Dưỡng âm sinh tân.

Bài thuốc: Tăng dịch thang gia giảm: Sinh địa 15g, Huyền sâm 15g, Mạch môn 15g, Thiên hoa phấn 15g, Cát căn 10g, Thạch hộc 10g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

2. Thể vị âm hư, vị hỏa vượng

Triệu chứng: Khát nước uống nhiều, ăn nhiều mau đói, mệt mỏi cảm giác nóng trong. Tiểu tiện nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu vàng đục, đại tiện bí kết. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, mạch hoạt sác.

Pháp điều trị:

Bài thuốc: Tăng dịch thang hợp Bạch hổ thang gia giảm:

Thạch cao 15g, Huyền sâm 15g, Mạch môn 10g, Tri mẫu 15g, Sinh địa 15g, Thiên hoa phấn 15g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

3. Thể khí âm lưỡng hư

Triệu chứng: Miệng khô, họng táo, mệt mỏi đoản khí (thở ngắn hơi), lưng gối mỏi yếu, hồi hộp trống ngực, có thể tức ngực hoặc đau thắt ngực, tự hãn đạo hãn (đổ mồ hôi lúc thức và lúc ngủ), hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Chân tay tê bì cảm giác vô lực, thị lực giảm. Chất lưỡi bệu,rêu lưỡi trắng , mạch trầm vi (mạch nằm sâu, nhỏ yếu).

Pháp điều trị: ích khí dưỡng âm.

Bài thuốc: Sinh mạch tán hợp Tăng dịch thang gia vị: Nhân sâm 15g, Ngũ vị tử 10g, Huyền sâm 15g, Cát căn 10g, Sơn thù 8g, Mạch môn 10g, Sinh địa 15g, Hoàng kỳ 10g, Hoài sơn 8g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

4. Thể thận âm hư

Triệu chứng: Miệng khát, mệt mỏi, lưng gối mỏi yếu, nóng trong bốc hỏa, ngủ ít hay mê, đại tiện táo, tiểu tiện vàng sẫm. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày khô, mạch trầm tế sác

Pháp điều trị: Tư bổ thận âm.

Bài thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm: Sinh địa 320g, Sơn thù 160g, Bạch linh 120g, Thiên hoa phấn 120g, Thạch hộc 120g, Hoài sơn 120g, Trạch tả 120g, Đan bì 120g, Kỷ tử 120g.

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 8 - 12g/lần x 2 - 3 lần/ngày với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

5. Thể thận dương hư

Triệu chứng: Miệng khát nhưng không muốn uống nước, mệt mỏi đoản khí, sợ lạnh, chân tay lạnh, phù mặt hoặc chân, sắc mặt u ám, tai khô răng lung lay muốn rụng, không muốn ăn. Liệt dương. Đại tiện lỏng,có lúc táo, tiểu tiện đục lượng nhiều, chất lưỡi đạm tía rêu lưỡi trắng khô, mạch trầm vi vô lực.

Pháp điều trị: Bổ dương ích khí dưỡng thận.

Bài thuốc: Thận khí hoàn gia giảm: Sinh địa 320g, Sơn thù 320g, Bạch linh 120g, Phụ tử chế 40g, Kim anh tử 40g, Khiếm thực 40g, Hoài sơn 160g, Trạch tả 120g, Đan bì 120g, Quế chi 40g, Hoàng kỳ 120g, Thiên hoa phấn 120g.

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 8 - 12g/lần x 2 - 3 lần/ngày với nưốc ấm hoặc nước muốỉ nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Để tìm hiểu thêm về Thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh tiểu đường xin xem tiếp bài Bệnh tiểu đường, đừng để quá muộn”.

Bài liên quan