Bệnh Loét Dạ dày Tá Tràng - Đề Phòng Nguy Cơ Tái Phát 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0972.00.55.66

  • 21-07-2014 04:45:57
Bệnh loét dạ dày - tá tràng rất phổ biến ở nước ta và ngày càng có chiều hướng tăng. Số người có biểu hiện lâm sàng nghi loét dạ dày – tá tràng khá nhiều, trong đó có những người đã được xác định bệnh bằng chụp X quang. Vị trí ổ loét thường gặp là loét tá tràng, rồi đến loét bờ cong nhỏ, sau đến loét môn vị. Loét ở vị trí khác ít gặp hơn.

Triệu chứng lâm sàng chính của bệnh là đau vùng thượng vị, đau mạn tính và đau có chu kỳ. Mức độ đau thường không nhiều lắm, phần lớn đau âm ỉ không đến nỗi phải nghỉ việc. Theo tổng kết chung, phần lớn người bị loét dạ dày – tá tràng lên cơn đau về mùa lạnh. Những cơ hội tái phát là:

Trước hết do chế độ ăn uống thay đổi quá đột ngột

Chế độ ăn không điều hòa, thay đổi về thành phần thức ăn (nhiều mỡ, nhiều thịt, ít rau, ít gạo). Chính những bữa cơm vượt “tiêu chuẩn” bình thường này làm bụng dạ những người khỏe mạnh nhiều khi không tiêu hóa nổi trở nên ậm ạch khó chịu, huống hồ người đã bị loét dạ dày sẵn. Thêm vào đấy, ăn không đúng giờ, không thành bữa, ăn nhiều bữa quá (tuy mỗi bữa chỉ ăn ít) cũng đủ làm cho dạ dày mệt vì làm việc không nghỉ, dịch toan sản xuất ra liên tục, tác động lên vết loét đã ổn định làm cơn đau phát trở lại. Thức ăn lại phần nhiều là những thứ dự trữ để lâu, những món ăn nguội như bánh chưng, bánh nếp, chè kho, giò chả, nem gạo… không thích hợp với người bị bệnh dạ dày. Tuy nhiều người cũng “tự hạn chế” không ăn nhiều nhưng vẫn không tránh được những thay đổi thất thường về số lượng và chất lượng thức ăn, về chế độ vệ sinh ăn uống, về thời gian của mỗi bữa.

Thời tiết cũng chính là nguyên nhân làm cho cơn đau dạ dày tái phát (theo thống kê có tới trên 70% loét dạ dày có cơn đau trong mùa rét).

Rượu, chè đặc, thuốc lá, cà phêlàm cho cơn đau dạ dày trở lại. Thêm vào đấy, việc vui chơi sa đà, không chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, thức khuya dậy sớm làm sức khỏe giảm sút, chắc chắn cơn đau dạ dày lịa càng tang nặng hơn.

Để đảm bảo sức khỏe, người bị loét dạ dày – tá tràng cần chú ý :

- Ăn uống điều độ, ăn đúng giờ và ăn thành bữa để dạ dày có lúc nghỉ ngơi. Nên ăn ít các thức ăn xào, rán khó tiêu, các loại thịt quay, thịt muối, nước luộc thịt, các món sốt có nhiều gia vị, dưa, cà, hành muối, các quả chua, chuối tiêu.

- Tránh các chất kích thích, làm tăng bài tiết dịch vị. Kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê. Không ăn nhiều gia vị chua, cay, nóng, như giấm, chanh, ớt, hạt tiêu…

- Tránh ăn những thức ăn có mảnh sắc, cứng như xương băm, sụn, tôm, cua, cá rán…, những thức ăn dai cứng. Tránh ăn quá nóng và quá lạnh, vì ăn quá nóng làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá làm dạ dày co bóp mạnh hơn dễ gây đau, có khi chảy máu. Dù ngon mấy cũng không nên ăn quá no vì làm dạ dày căng to, co bóp yếu, ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn tiêu hóa thức ăn.

- Sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, không vui chơi quá độ để ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Chú ý phòng chống lạnh tốt, mặc đủ ấm, ngủ ấm, không để cơ thể bị nhiễm lạnh vì lạnh  cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cơn đau dạ dày phát triển.

- Kết hợp uống Tiên Tỳ Đơn Quế Việt ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 2 -3 gói, giúp giảm cơn đau dạ dày tá tràng hiệu quả. Vì đây là bài thuốc chủ dược là tứ quân bình bổ tỳ vị khí. Phối hợp với biển đậu, dĩ nhân, sơn dược cam nhạt, liên tử cam sáp, phụ giúp bạch truật vừa có thể kiện tỳ lại có thể thẩm thấp mà chỉ tả.

Thêm cái cay ôn thơm hương vừa có thể kiện tỳ lại có thể thẩm thấp mà chỉ tả đánh thức tỳ, phụ tá cho tứ quân càng thúc đẩy sự vận hóa của tỳ vị làm cho khí cơ quán thông trên dưới, có thể dứt được sự thổ tả. Cát cánh là thuốc dẫn kinh cho kinh phế thủ thái âm, phối hợp vào bài này như chiếc thuyền chuyên chở thuốc đi lên, tới được thượng tiêu để ích phế. Các vị thuốc này dùng phối hợp, thì bổ cái hư, trừ cái thấp, hành cái trệ, điều cái khí, hòa cả tỳ lẫn vị, ắt mọi chứng đều tự hết.

Bài liên quan