Những Điều Cần Biết Về Bệnh Cao Huyết Áp 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0972.00.55.66

  • 21-07-2014 06:46:01
Huyết áp tăng là yếu tố nguy cơ tử vong hàng đầu và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh thận. Tỷ lệ người lớn trên thế giới bị huyết áp tăng dự kiến sẽ chiếm 25 - 33% vào năm 2025, đưa tổng số người mắc lên hơn một tỷ người. Sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu thuộc các nước đang phát triển.

Huyết áp là gì?

Huyết áp (HA) là áp lực của máu lên thành mạch do hai yếu tố quyết định: Sức đẩy của tim và sự co bóp đàn hồi của thành mạch. Huyết áp bình thường của người Việt Nam là: 120/70mmHg

Huyết áp thay đổi theo thời gian, gần sáng huyết áp tăng hơn trong ngày, huyết áp tăng cao nhất từ 9 - 12 giờ trưa, cuối chiều và đêm lại giảm và giảm nhiều nhất là vào lúc 3 giờ sáng. Sự thay đổi của huyết áp trong ngày là do sự ảnh hưởng của sinh học.

Huyết áp thay đổi theo hoạt động, theo thời tiết, trời lạnh huyết áp tăng, co mạch ngoại vi, trời nóng huyết áp giảm, giãn mạch.

Phân loại HA

Mức HA

HA tối đa

HA tối thiểu

HA thấp

90 - 99

40 - 59

HA bình thường

100 - 139

60 - 89

HA nhẹ

140 - 159

90 - 94

HA vừa

170 - 189

100 - 104

HA nặng

220 > 230

105 - 114

 

Xếp loại HA

Xếp loại

HA tối đa

HA tối thiểu

Giai đoạn 1

140 - 159

90 - 99

Giai đoạn 2

160  -  179

100 - 109

Giai đoạn 3

180 - 209

110 - 119

Giai đoạn 4

> 210

> 120


Tăng giai đoạn 1: Các phủ tạng bình thường.

Tăng giai đoạn 2: To tim trái, hẹp động mạch máu. Protein niệu tăng, creatinin tăng nhẹ.

Tăng giai đoạn 3: Suy tim trái, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, nhũn não, suy thận.

Những yếu tố, nguy cơ dẫn đến tăng HA

Ăn mặn: Trong muối natri giữ nước, tăng HA.

Thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc lá gây tăng HA.

Rượu: Uống nhiều làm rối loạn hoạt động vỏ não.

Thể trạng: Người béo dễ tăng HA.

Stress: Thường xuyên bị căng thẳng cũng dễ dẫn đến tăng HA.

Bệnh xơ vữa là nguy cơ tăng HA

Triệu chứng và biến chứng của tăng HA

- Mạch nhanh, mạch căng.

- Đáy mắt:

Độ 1: Các động mạch mắt hẹp và cứng

Độ 2: Dấu hiệu Gun+

Độ 3:  Xuất huyết, xuất tiết võng mạc

Độ 4:  Phù gai thị

- Tim: Tim to bên trái = suy tim, xơ cứng động mạch, thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

- Não: Vỡ động mạch não, thiếu máu não, nhồi máu não, chảy máu não, đau đầu, chóng mặt, loạng choạng, ù tai, hoa mắt, trí nhớ giảm, rối loạn đầu chi, nôn, co giật, hôn mê, liệt nửa người, chảy máu não, hôn mê và tử vong.

HA cao 220mmHg trở lên sẽ dẫn đến nhiều biến chứng về mắt, não, tim, thận và toàn thân. Xuất huyết màng não trong nội sọ, xuất huyết màng não.

Triệu chứng xuất huyết não đột ngột: Nhức đầu dữ dội, nôn, rối loạn cảm giác, liệt nửa người, hôn mê. Cứng gáy là dấu hiệu kích thích màng não chảy máu, hai đồng tử không đều nhau, rối loạn hoạt động cơ mắt một bên.

Chẩn đoán xuất huyết não được xác định bằng chọc nước não tủy, điện tâm đồ, sóng T đảo ngược, sóng U dương cao, tim chậm, HA càng cao tử vong càng nhanh.

Phương pháp điều trị

Bệnh nhân HA cần kiêng:

- Hạn chế ăn muối.

- Kiêng mỡ động vật, ăn giảm trọng lượng.

- Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.

- Không hút thuốc lá, giảm rượu bia.

Điều trị cao huyết áp bằng An Cung Rùa Vàng

Những bệnh nhân cao huyết áp nên uống An Cung Rùa Vàng để phòng nguy cơ dẫn đến bệnh đột quỵ, tai biến mạch máu não hiệu quả với liều dùng mỗi ngày uống 1 viên, uống liên tục trong 3 ngày. Sau 6 tháng lại dùng thêm 1 đợtt với liều dùng như trên, giúp điều hòa và ổn định huyết áp hiệu quả.

Bài liên quan