Những Di Chứng Để Lại Sau Khi Đột Quỵ 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0972.00.55.66

  • 01-08-2014 01:24:52
Đột quỵ là tình trạng rối loạn thần kinh gồm 2 loại chính là nhồi máu não và xuất huyết não. Trong đó 80% là do nhồi máu não. Và những di chứng mà đột quỵu để lại là khá nặng nề…

 

 

 

 

Những tổn thương khi xảy ra đột quỵ làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu lên não. Chính vì vậy các tế bào thần kinh bị tổn thương và chức năng hoạt động của cơ quan này có thể sẽ bị ngưng trệ trong một thời gian dài dẫn đến các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, hay các vết loét do nằm lâu.

 

Ngày trước người ta thường ví đột quỵ như là một cách kết thúc cuộc đời ở độ tuổi đã xế bóng. Người bị đột quỵ nếu thoát khỏi lưỡi hái tử thần thì cũng phải đối mặt với rất nhiều các di chứng nặng nề như liệt người, bại não, méo miệng, nói ngọng…

 

Những di chứng sau đột quỵ đã khiến người bệnh trở thành gánh nặng không chỉ cho bản thân họ mà còn cho gia đình và xã hội. Các di chứng thường gặp là:

 

Liệt nửa người (Bán thân bất toại)

 

Liệt nửa người là di chứng nặng nề nhất sau đột quỵ , làm cho người bệnh không hoặc khó khăn trong đi lại, cử động tay chân. Theo thống kê có tới 92% người bị đột quỵ bị chứng liệt nửa người. Bệnh nhân bị liệt nửa người do đột quỵ sẽ trở thành người đa tàn tật vì ngoài giảm hoặc mất khả năng vận động, họ còn có nhiều rối loạn chức năng khác kèm theo như rối loạn về ngôn ngữ, thị giác, cảm giác, nhận thức,…

 

Theo thống kê, trong số bệnh nhân bị đột quỵ, chỉ 10% có thể phục hồi hoàn toàn, đó là các trường hợp nhẹ hoặc được cấp cứu kịp thời. Những trường hợp còn lại phải chịu di chứng từ nhẹ đến nặng nề, cần sự chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong.

 

Chứng rối loạn ngôn ngữ

 

Ngôn ngữ mất chuẩn (mất tiếng, nói ngọng) là chứng bệnh thường gặp ở những người sau khi bị tổn thương cục bộ ở não, dù ở mức độ nào đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hậu quả này.

 

Mất vận ngôn biểu hiện trong tiếng nói là sự méo tiếng, đó là hiện tượng như rụng mất nguyên âm cuối khi phát âm. Có người sau tai biến trở nên nói bập bẹ như trẻ mới tập nói.

 

Có những trường hợp mất đi nhịp điệu tiếng nói, bị chuyển giọng, âm điệu của ngôn ngữ bị biến đổi, có người nói những trọng âm như người nước ngoài. Tình trạng nói lắp, nói không đúng ngữ pháp cũng xuất hiện ở một số trường hợp, họ rất khó khăn khi muốn vượt qua một từ nào đó, có khi đỏ tía cả mặt mũi mà chỉ nói được một từ, càng cố gắng càng khó khăn.

 

Chứng diễn đạt thiếu từ cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân này, người bệnh không thể hoặc khó gọi ra tên chính xác của sự vật, mặc dù họ rất muốn diễn tả. Trong một số trường hợp, thầy thuốc phải hiểu được ý bệnh nhân muốn nói, sau đó nói ra âm đầu của từ nào đó sẽ giúp họ nói tiếp được.

 

Một số người mắc chứng nói loạn biệt ngữ, họ sử dụng những từ không đúng với sự vật được gọi. Giữa từ đúng và từ người bệnh phát ra không có mối liên hệ nào và từ phát ra thường là thiếu nghĩa.

 

Tiểu tiện không tự chủ, đại tiện không tự chủ

 

Tiểu tiện hay đại tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn cũng là một di chứng thường thấy ở người bệnh sau đột quy.

 

Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới chứng đột quỵ, trong đó có tới 50% tử vong. Trong số 50% bệnh nhân đột quỵ sống sót có tới 92% mắc di chứng về vận động, 68% di chứng vừa và nhẹ, 27% di chứng nặng, 92% người bệnh liệt nửa người đang sống tại gia đình và cộng đồng vẫn cần luyện tập phục hồi chức năng.

 

Các di chứng mà đột quỵ để lại cho người bệnh hết sức nặng nề, đặc biệt là di chứng về vận động. Bệnh nhân bị liệt nửa người do tđột quỵ là người đa tàn tật vì ngoài giảm hoặc mất khả năng vận động, họ còn có nhiều rối loạn chức năng khác kèm theo như rối loạn về ngôn ngữ, rối loạn thị giác, rối loạn cảm giác, rối loạn nhận thức… Đang là một người khỏe mạnh nhưng chỉ sau ít phút bị đột quỵ, họ đã trở thành một con người chỉ biết “nằm một chỗ”  và sống thực vật.  Những di chứng nặng nề đó đã biến người bị bệnh đột quỵ trở thành gánh nặng không chỉ đối với bản thân họ và gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, quốc gia nơi họ sinh sống.

 

Điều trị phục hồi di chứng sau đột quỵ

 

Nghiên cứu cho thấy, khoảng 20% bệnh nhân đột quỵ tử vong trong vòng 1 tháng, 5-10% trong vòng 1 năm; khoảng 10% phục hồi không di chứng; 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân; 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt; 15-25% phải nhờ hoàn toàn vào người khác. Di chứng của đột quỵ khiến bệnh nhân trở thành gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội, nên việc chăm sóc phục hồi vận động, ý thức sau tai biến có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, với bệnh nhân bị liệt nửa người, việc chăm sóc đúng cách có thể giúp hạn chế được những biến chứng nguy hiểm khác như: viêm loét da do nằm lâu, viêm phổi, táo bón… Nếu tập luyện sớm với phương pháp đúng đắn thì sẽ giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất, giảm biến chứng và di chứng ngay trong năm đầu tiên sau tai biến.

 

Hiện nay, mặc dù đã có những nghiên cứu về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị đột quỵ nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều người nhà bệnh nhân vẫn chưa nắm được tầm quan trọng cũng như phương pháp chăm sóc phục hồi vận động, ý thức cho người thân sau cơn đột quỵ.

 

Do vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là cần nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng về căn bệnh này. Các chuyên gia khuyến cáo, khi bệnh nhân đã qua được giai đoạn nguy hiểm, bước sang khoảng thời gian phục hồi, bệnh nhân cần được người nhà chăm sóc và giúp đỡ tập luyện, phục hồi vận động, ý thức một cách hợp lý. Bên cạnh đó nên kết hợp uống thuốc An Cung Rùa Vàng để phục hồi di chứng nhanh hơn với liều dùng mỗi ngày 1 viên, uống liên tục trong 3 ngày sẽ thấy chức năng vận động và ngôn ngữ dần được hồi phục, giúp bệnh nhân tỉnh táo và chăm sóc được bản thân mình. Liên hệ tư vấn và dùng thuốc: 0972. 00 55 66 (Khuy).

Bài liên quan