Những đặc tính của nhân sâm 

Tư vấn: 8:00h - 21:00h

0972.00.55.66

  • 28-10-2013 07:37:15
Nhân sâm thường được phát hiện trong các khu rừng rậm rap, dưới bóng rợp của các cây lớn ở những vùng đồi núi ẩm thấp.

Nhân sâm có rễ quanh năm, mỗi năm nẩy chồi mọc thành cọng thân tròn, trơn, cao chừng 1 bộ, tại đỉnh tẽ ra 3 cuống lá. Muỗi cuống có lá kép gồm 3-7 lá nhỏ, thường thường trung bình 5 lá. Hoa nhỏ, xanh xanh, xếp theo hình tán đơn đỡ bởi cuống hoa. Quả gồm những trái nhỏ hình thận màu đỏ son, có chứa 2, đôi khi 3 hột.

Rễ dài từ 1-3 inch, mọng thịt, to bằng ngón tay. Thường chẻ hai ở dưới trông giống hai chân người. Đó là lý dó người Trung Hoa gọi là nhân sâm. Tận cùng và dọc theo thân có những rễ phụ gọi là nhân sâm chi (bán trên thị trường dưới tên là nhân sâm bách chi, rễ phụ chia nhánh tới trăm lần vẫn còn được gọi là chi) và những rễ sợi nhỏ dài trông như râu tóc gọi là nhân sâm tu. Những râu nhỏ đâm ngang thân rễ cái gọi là sâm nhị hồng.



Khi khô, rễ sâm màu vàng trắng và nhăn nheo ngoài mặt. Những vành nhăn ngang này gọi là hoành văn. Sâm mọc tự nhiên càng có nhiều vành nhăn càng lớn tuổi. Sâm Cao Ly (Đại Hàn) “cứ xem bao nhiêu vành là biết củ sâm ấy đã mọc được bao năm rồi” (Nguyễn Văn Minh, Dược Tính Chỉ Nam, tr.470).

Lõi rễ cứng bao bọc bởi phần thịt và vỏ mềm. Có mùi ngọt nhẹ, hơi thơm. Nhiều nơi trước khi làm khô người ta làm cho rễ trong sáng khiến nó trông trong suốt và giống như sừng.

Tag: nhan sam han quoc, nhan sam chat luong cao

Bài liên quan